Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi một trong những nguyên nhân do lượng rác thải nhựa thải ra môi trường quá nhiều. Rác thải từ túi nilon, từ cốc nhựa, hộp xốp, ống hút dùng một lần, … Những loại rác này thường không được xử lý đúng cách mà sẽ mang đi đốt, hoặc điểm đến sẽ là đại dương, hay chôn dưới lòng đất. Chúng phải mất hàng trăm năm để phân hủy và làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của các loài động vật. Hàng nghìn động vật chết do ăn nhầm rác thải nhựa không tiêu hóa được. Để giảm thiểu vấn đề này, bao bì tự hủy sinh học đã được ra đời. Vậy chúng có những lợi ích như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Bao bì tự hủy sinh học là gì?

Hàng ngày, chúng ta đã quá quen với những chiếc túi nilon. Và nó đã trở nên thân thuộc đến mức nếu không có sẽ cảm thấy thiếu và gặp một số khó khăn. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết túi nilon là không tốt, là ô nhiễm môi trường. Thế nhưng chúng ta vẫn sử dụng nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống vì tính tiện lợi mà nó mang lại.
Vì thế, bao bì sinh học đã ra đời. Đây là loại túi có thời gian phân hủy ngắn hơn so với các loại túi nilon thông thường. Vì vậy mà nó được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường. Với thành phần chính là những chất hữu cơ như bột sắn, bột bắp, … khi tiếp xúc với cá loại vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, nó sẽ tự phân hủy thành những chất hữu cơ.
Thành phần tạo nên bao bì sinh học
Nguồn nguyên liệu chính để tạo nên bao bì sinh học có nguồn gốc tự tự nhiên. Đó là lúa, ngô, khoai, sắn, … Điều này sẽ làm giảm bớt việc thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên hóa thạch.
Dựa vào khả năng phân hủy tự nhiên mà người ta chia bao bì thành 2 loại chính:
- Bao bì sinh học có khả năng phân hủy sinh học: Túi làm từ PHA, PLA,…
- Bao bì sinh học không có khả năng phân hủy sinh học: Túi làm từ PE (HDPLE, LDPE), PET, PP,…
Do đó, các bạn cần chú ý mua túi có khả năng phân hủy sinh học để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và thân thiện với môi trường nhé!

Tại sao chúng ta nên sử dụng bao bì tự hủy sinh học?
Câu hỏi đặt ra tại sao chúng ta cần đến túi sinh học? Theo các nhà khoa học nghiên cứu, vấn đề lớn nhất trong việc gây ra ô nhiễm đó là tính chất khó phân hủy của túi nilon. Chúng phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy hết. Trong khi đó, để chờ đợi chúng phân hủy thì hàng ngày, hàng giờ, một lượng rác thải nhựa, túi nilon vẫn không ngừng được đưa ra môi trường. Và con số này sẽ tăng theo cấp số nhân trong khi số lượng trước đó vẫn chưa kịp phân hủy.
Hơn nữa, ở Việt Nam, xử lý rác thải từ túi nilon theo hai cách chính. Một là cho vào lò đốt, cách này tạo ra rất nhiều chất độc trong không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, cách thứ hai đó là chôn lấp, đổ ra biển, đưa trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Cách này chắc chắn sẽ làm ô nhiễm đất, nước, phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến các loài động vật.
Thế thì một chiếc túi sinh học với đầy đủ tính chất và công dụng như túi nilon truyền thống nhưng lại giải quyết được vấn đề của túi nilon – khó phân hủy. Túi sinh học dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên từ 1 – 2 năm. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta lại không sử dụng một sản phẩm ưu việt hơn, thân thiện hơn với môi trường?
Trong tương lai, mong rằng túi sinh học sẽ dần thay thế túi nilon để Trái Đất được bao phủ bởi một màu xanh.
Đặc tính của bao bì tự hủy sinh học

- Bao bì sinh học có màu trắng đục, không thấm nước.
- Có đa dạng màu sắc và kích thước đáp ứng đủ yêu cầu của người sử dụng.
- Không xảy ra phản ứng với các chất hóa học hay chất xúc tác nào. Vì thế mà đây được xem là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Nếu tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng, cùng với một độ ẩm thích hợp nó sẽ tự phân hủy thành các chất hữu cơ.
Ưu điểm và nhược điểm của bao bì sinh học
Ưu điểm
Các loại túi sinh học được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các loại túi truyền thống.
Thời gian phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường.

Các loại túi sinh học phân hủy trong khoảng vài tháng – 1,2 năm phụ thuộc vào nguyên liệu chính của sản phẩm. Tuy nhiên để so sánh với vài trăm năm để phân hủy túi nilon truyền thống, thì con số vài năm đã ưu việt hơn rất nhiều. Sau khi phân hủy, túi sinh học tạo ra các chất hữu cơ, có thể làm phân bón cho đất mà không gây hại gì cho môi trường tự nhiên.
An toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Với tính chất không tác dụng với các chất hóa học túi sinh học có thể dùng để đựng thực phẩm một cách an toàn. Đồng thời, quá trình phân hủy, xử lý cũng không tạo ra các chất độc như túi nilon thông thường.
Giảm thiểu được một lượng rác thải nhựa khó phân hủy ra môi trường.
Nếu chúng ta đồng loạt sử dụng bao bì tự hủy sinh học thì sẽ giảm thiểu được một lượng rác thải nhựa lớn khỏi môi trường. Số lượng bao bì nilon truyền thống sẽ giảm đi, môi trường sống không phải gồng mình để gánh chịu những hậu quả mà con người gây ra.
Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà bao bì tự hủy sinh học mang lại, nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
Giá cả
Giá thành của các loại túi sinh học cao hơn so với túi nilon. Do đó, nhiều người vẫn chưa sẵn sàng và chưa đủ điều kiện để thay đổi hành vi của mình.
Yêu cầu công nghệ sản xuất
Việc sản xuất yêu cầu doanh nghiệp phải có công nghệ hiện đại, máy móc trang thiết bị thì mới có thể sản xuất được. Đây cũng là một trong những rào cản khiến cho việc sử dụng bao bì sinh học chưa thật sự phổ biến và được nhiều người quan tâm.
Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
Với những ưu điểm và sự thân thiện mà nó mang lại, loại bao bì này được sự dụng nhiều trong các hoạt động hàng ngày. Như là đi siêu thị, đi chợ, đựng thực phẩm, …
Với mẫu mã, kích thước đa dạng bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình một sản phẩm phù hợp. Sản phẩm được bày bán phổ biến ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, …
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về bao bì tự hủy sinh học. Mặc dù giá thành có cao hơn một chút, nhưng để bảo vệ môi trường, việc sử dụng túi sinh học vẫn luôn được khuyến khích. Cùng với việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, chắc chắn chúng ta sẽ làm giảm được phần nào lượng rác thải ra môi trường.